Bật mí sự thật về các thành phần độc hại trong mỹ phẩm

Khi tìm mua mỹ phẩm chắc chắn bạn đã từng nhận được những lời khuyên như: đừng mua sản phẩm A vì có thành phần paraben, đừng lấy sản phẩm B vì có silicones… Vậy liệu các thành phần này có thực sự không an toàn như vậy? Hãy cùng nhà máy Bigfa đi tìm sự thật nhé!

Bảng thành phần mỹ phẩm có gì?

Thành phần trong mỹ phẩm rất khó xác định, bởi mỗi sản phẩm lại có những thành phần khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của hầu hết các dòng mỹ phẩm hiện nay đều có chứa các thành phần như: chất nhũ hóa, chất tạo mùi, tạo màu, chất làm đặc…

Bảng thành phần trong sản phẩm mỹ phẩm

Để biết sự khác biệt về thành phần trong từng sản phẩm cũng như độ an toàn, hiệu quả của sản phẩm có đúng như quảng cáo thì hãy xem kỹ bảng thành phần ghi trên bao bì. Với kinh nghiệm là một nhà máy sản xuất mỹ phẩm chuẩn CGMP, Bigfa có thể chia sẻ rằng, quy tắc ghi bảng thành phần hiện nay đều tuân thủ theo nguyên tắc: thành phần có hàm lượng và nồng độ cao nhất sẽ được ghi đầu bảng thành phần và được sắp xếp theo chiều giảm dần. Đứng cuối bảng thành phần sẽ là các chất có hàm lượng, nồng độ thấp nhất. Vậy nên, khi đọc bảng thành phần chỉ cần quan tâm tới các thành phần xếp đầu. Vì đây mới là thành phần quyết định nên công dụng và chất lượng sản phẩm

Bật mí về sự thật của các thành phần độc hại trong các dòng mỹ phẩm hiện nay

Các thành phần thiên nhiên trong mỹ phẩm hiện đang được rất nhiều người dùng ưa chuộng bởi sự lành tính. Trong khi các thành phần như chì, parabens… luôn bị người dùng “bài trừ” bởi họ mọi người cho rằng sản phẩm chứa các chất này sẽ không an toàn, sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy đây không phải là sự thật. Vậy đây có phải là sự thật?

Chì

Chì

Chì khi nhiễm vào cơ thể có thể gây ngộ độc hoặc tử vong. Do đó vào năm 2011, khi FDA đã công bố danh sách 400 loại son có hàm lượng chì đã nhanh chóng trở thành một cú sốc lớn với ngành làm đẹp. Tuy nhiên, tổ chức FDA cũng công bố và giải thích một cách khoa học về vấn đề liệu chì trong son môi có gây hại gì đến sức khỏe hay không.

Trong các báo cáo nghiên cứu, FDA khẳng định lượng chì trung bình trong son môi là 1.11PPM. Nghĩa là, với một cây son nặng 1,5gam chỉ chứa một phần triệu lượng chì. Với lượng chì này hoàn toàn không ảnh hưởng gì với cơ thể. Hay cách khác, một đời người phụ nữ có thể dùng hết 300 cây son môi mà không gây ra ngộ độc

Parabens

Butyl, propyl và ethyl paraben có liên quan đến sự gián đoạn hormone. Đây là những chất bảo quản được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm và có lẽ là thành phần được biết đến nhiều nhất để tránh do một bài báo nghiên cứu năm 2004 cho thấy dấu vết của paraben trong các mẫu mô ung thư vú

Parabens

Tuy nhiên theo quy định của EU và FDA , paraben ở dạng hiện tại chính thức được coi là an toàn để sử dụng, vì các sản phẩm mỹ phẩm chỉ sử dụng một nồng độ rất nhỏ các thành phần này trong công thức của chúng (lên đến khoảng 0,4%, mặc dù các phép đo khác nhau đối với mỗi paraben). Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là paraben có thể gây kích ứng đối với một số người có làn da nhạy cảm

Talc

Talc

Talc là thành phần khoáng được sử dụng trong các sản phẩm trang điểm dạng bột và các sản phẩm có tính hấp thụ. Nó thường bị quy kết là gây ra các vấn đề về hô hấp và sinh sản

Phần lớn các nghiên cứu cho rằng Tacl gây vấn đề hô hấp được thực hiện với những người thợ mỏ Tacl, những người này hít một lượng lớn các hạt khoáng Tacl trong suốt thời gian làm việc của họ. Tuy nhiên, không có một mối liên hệ chắc chắn nào giữa Tacl và các vấn đề hô hấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những vấn đề mà những người thợ mở gặp phải có thể là kết quả của việc hít phải các loại hạt khác, chẳng hạn như thạch anh

Các tuyên bố liên quan đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ với việc sử dụng Tacl trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân dựa trên các nghiên cứu thực hiện trong 30 năm qua, tuy nhiên chúng không chỉ ra kết nối chính xác. Do đó các bệnh về sinh sản có thể là kết quả của những yếu tố khác, không hẳn là Tacl

Hợp chất PEG

PEG là viết tắt của polyethylene glycol. Các hợp chất PEG được trộn với các axit béo và cồn béo nhằm tạo ra các thành phần với nhiều chức năng trong mỹ phẩm, từ chất làm đặc, chất làm mềm cho đến chất ổn định. Tuyên bố cho rằng hợp chất PEG có hại bắt nguồn từ việc cho rằng chúng bị ô nhiễm bởi 1,4 dioxane, là chất được Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ phân loại vào nhóm chất có khả năng gây ung thư.

Trên thực tế, các hợp chất PEG được thêm vào mỹ phẩm nhằm làm giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Đánh giá về độ an toàn năm 2016 của Ủy ban thẩm định mỹ phẩm cho thấy các hợp chất PEG an toàn và nồng độ hiện tại trong các sản phẩm mỹ phẩm nằm trong giới hạn cho phép

Silicones

Silicones

Những sản phẩm chăm sóc da có chứa silicone được cho là sẽ làm bí da, tắc lỗ chân lông rồi hình thành mụn. Thế nhưng thực tế, cấu trúc phân tử độc đáo của silicones giúp lấp đầy khoảng trống nhưng chúng cũng có những lỗ rỗng, các lỗ này cho phép da được “thở”, do đó bạn không cần phải lo lắng về việc có thể bị tắc nghẽn lỗ chân lông

Sodium Laureth Sulfate

Là chất tẩy rửa được tìm thấy trong dừa có gốc là sulfate. Do đó có rất nhiều người nhầm lẫn lodium laureth sulfate với sodium lauryl sulfate. Một thành phần có thể gây khô da và kích ứng được tìm thấy trong một số sản phẩm chăm sóc da.

Tuy nhiên các nghiên cứu đáng tin cậy gần đây đều chỉ ra rằng cả Sodium laureth sulfate và Sodium lauryl sulfate khi được thêm vào mỹ phẩm chúng đều không có ảnh hưởng gây hại nào tới sức khỏe. Để tránh tình trạng kích ứng và khô da các nhà sản xuất mỹ phẩm thường cho hàm lượng thấp hoặc hạn chế cho vào

Làm thế nào để chọn được sản phẩm an toàn?

Thận trọng khi tìm mỹ phẩm chăm sóc da
Thận trọng khi tìm mỹ phẩm chăm sóc da
  • Để thúc đẩy các thương hiệu đổi mới tạo ra những sản phẩm chất lượng, minh bạch hơn trong việc công khai bảng thành phần. Kiến thức hiểu biết về mỹ phẩm là thứ quan trọng người tiêu dùng cần có.
  • Hãy vận dụng những hiểu biết về mỹ phẩm của mình sau đó tìm hiểu và nghiên cứu kỹ tất cả các thành phần trên, sau đó đưa ra quyết định phù hợp với mình
  • Sự lựa chọn của bạn rất quan trọng do đó hãy chọn những sản phẩm an toàn hơn cho bạn và cho môi trường
  • Giảm mức độ tiếp xúc bằng cách sử dụng ít sản phẩm hơn và chọn những sản phẩm có thành phần đơn giản hơn
  • Đừng để bị đánh lừa bởi những từ “tự nhiên” và “an toàn”, vốn chẳng có ý nghĩa gì trong ngành công nghiệp mỹ phẩm phần lớn không được kiểm soát

Hy vọng qua bài viết này người dùng sẽ hiểu rõ hơn về các thành phần có trong mỹ phẩm. Từ đó lựa chọn cho mình được những sản phẩm chất lượng an toàn cho bản thân. Các chủ nhãn có nhu cầu sản xuất ra một dòng mỹ phẩm thương hiệu riêng an toàn, chất lượng. Hãy liên hệ với Bigfa để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất